Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
Nhãn thông số kỹ thuật in trên động cơ xoay chiều cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn và cách sử dụng động cơ. Thông số kỹ thuật cũng đưa ra các điều kiện tải và chỉ số hoạt động, cũng như cách thức sử dụng và bảo vệ động cơ hiệu quả. 
Hiện nay các động cơ xoay chiều lưu hành thường có hai loại nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của quốc tế.
Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam
Trên vỏ động cơ gắn nhãn ở Việt Nam thường ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, mức bảo nổ, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...Ví dụ như hình sau:

Bên dưới là cách đọc bản thông số theo tiêu chuẩn Việt Nam:
1/ Kiểu: 3PN160S4, trong đó:
- Ký tự 3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.
- Số 160: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M; L: chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.
- Số cuối cùng: chỉ số đôi cực động cơ:
Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.
Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.
Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000vg/ph.
Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750vg/ph.
2/ ~3 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha
3/ Cấp F: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C
4/ IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
- IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
- IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F 1mm không thâm nhập vào động cơ). (Xem thêm bài kiến thức về chỉ số IP tại đây)

1/ HP hay kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW
2/ 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph
3/ 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.
4/ n % =90Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90%
5/ Cos- phi=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện.

1/ D /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ.
- Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác D
- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.
Hoặc D /Y: 380/660V
- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác D
- Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.
2/ D /Y: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ. 
Khi nối tam giác (D ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A.
3/ ExdIT3: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ
- Ký hiệu "Ex,,biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò.
- Ký hiệu "d,, động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ.
- Ký hiệu "I,, Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ.
- Ký hiệu " T3,, biểu thị nhiệt độ tự bốc cháy của bầu không khí nơi thiết bị làm việc. Tương ứng với "T3,, là 2000C.

4/1215kg: Khối lượng động cơ (kg).

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế
Bản vẽ sau minh họa một mẫu thông số kỹ thuật in trên một động cơ xoay chiều 30 mã lực.

Bên dưới là cách đọc một số thông số quan trọng:
AMPS: là đơn vị đo dòng điện đầy tải của động cơ
VOLT: là đơn vị đo điện áp của động cơ
Động cơ xoay chiều được thiết kế để hoạt động ở một mức điện áp và tần số tiêu chuẩn . Như vậy, động cơ trên được thiết kế để sử dụng 460 VAC . Dòng điện đầy tải của động cơ này là 34,9 amps.

R.P.M: là đơn vị đo tốc độ cơ sở
HERTZ: là đơn vị đo tần số
Tốc độ cơ sở là tốc độ ghi trên nhãn, được đo dưới đơn vị R.P.M- tại đó động cơ được đo mã lực dưới một mức điện áp và tần số danh nghĩa. Nó cho ta biết tốc độ của trục đầu ra tác động lên các thiết bị kết nối khi nạp đầy đủ với mức điện áp và tần số quy định.
Như vậy, tốc độ cơ bản của động cơ này là 1.765 RPM , với tần số là 60 Hz. Nó cho ta biết rằng tốc độ đồng bộ của một động cơ 4 cực là 1800 R.P.M. Khi được nạp điện áp đầy đủ sẽ trượt đi 1,9%. Nếu thiết bị kết nối đang hoạt động tải dòng điện thấp hơn mức quy định, tốc độ đầu ra (RPM) sẽ hơi lớn hơn so với chỉ số được ghi trên nhãn.

Service factor: Hệ số công suất
Một động cơ được thiết kế để hoạt động ở công suất ghi trên nhãn của nó. Đánh giá hệ số công suất là 1,0 có nghĩa là động cơ có thể hoạt động ở 100% công suất đánh giá của nó. Một số thiết bị phụ được nhà sản xuất lắp vào có thể tăng công suất định mức một động cơ lên.
Trong trường hợp một động cơ với hệ số là 1,15 có thể hoạt động cao hơn 15% công suất ghi trên động cơ. Ví dụ với 1 động cơ 30HP có thể hoạt động với công suất tối đa là 34,5 HP.
Cần lưu ý rằng bất kỳ động cơ nào hoạt động liên tục tại một hệ số lớn hơn 1 sẽ có tuổi thọ giảm so với loại động cơ hoạt động đúng tại công suất nó được đánh giá .

CLASS INSUL: lớp cách nhiệt
AMB: chỉ số đo nhiệt độ môi trường xung quanh
Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ (NEMA) đã tạo nên các lớp cách nhiệt để đáp ứng nhiệt độ động cơ yêu cầu trong những môi trường hoạt động khác nhau. Gồm bốn lớp cách điện là A, B, F, và H. Lớp F là thường sử dụng. LớpA hiếm khi được sử dụng. Trước khi một động cơ được khởi động, cuộn dây của nó ở nhiệt độ môi trường xung quanh (AMB).

NEMA có tiêu chuẩn nhiệt độ bên ngoài trên 40 ° C, hoặc 104 ° F trong định nghĩa về phạm vi nhiệt độ tối đa cho tất cả các lớp động cơ. Nhiệt độ sẽ tăng lên trong động cơ ngay sau khi nó được khởi động. Mỗi lớp cách nhiệt có nhiệt độ cho phép được chỉ định tăng lên. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ được cho phép tăng lên phải bằng với nhiệt độ tối đa của cuộn dây trong một động cơ.
Một động cơ với lớp cách điện F, ví dụ, có mức tăng nhiệt độ tối đa là 105 ° C khi hoạt động ở hệ số công suất là 1.0, thì khi đó nhiệt độ tối đa của cuộn dây là 145 ° C (40 ° môi trường xung quanh + 105 ° nhiệt độ gia tăng).
Cần lưu ý, vận hành một động cơ trên mức giới hạn của lớp cách nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ. Trung bình cứ tăng nhiệt độ hoạt động lên 10 ° C có thể làm giảm tuổi thọ của động cơ xuống khoảng 50%.

Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ(NEMA) đã thành lập một hệ thống tiêu chuẩn về kết cấu và đặc tính của động cơ.. Trong đó, NEMA DESIGN loại B thường được sử dụng.

NEMA NOM.EFF: chỉ số đo hiệu suất của động cơ
Hiệu suất của động cơ xoay chiều được tính theo phần trăm. Nó cho biết số năng lượng điện đầu vào được chuyển đổi sang năng lượng cơ học.
Hiệu suất danh nghĩa của động cơ này là 93,6%. Một động cơ 30 HP với hiệu suất 93,6% sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với một động cơ 30 HP với hiệu suất là 83%. Điều này có nghĩa là ta sẽ tiết kiệm đáng kể một khoảng năng lượng và chi phí.
Duy trì nhiệt độ thấp hơn định mức cho động cơ, động cơ sẽ bền hơn, mức độ gây ra tiếng ồn sẽ ít hơn, và trở lại, nó sẽ giúp cho hiệu suất tăng cao hơn.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Chuột - tắc te-con mồi huỳnh quang dùng tăng phô điện từ

Con mồi MS2/MS10


• Sản phẩm con mồi cao cấp cho đèn huỳnh quang sử dụng tăng phô điện từ.
• Con mồi được thiêt kế 2 chân vỏ nhựa có tụ giảm thiểu sóng điện từ.
Dòng sản phẩm có 2 loại
• MS2 dành lắp đặt cho hệ thống đèn với nguồn điện áp thấp (1 tăng phô sử dụng 2 bóng đèn) hoặc cho hệ thống đèn điện áp
cao dành cho bóng công suất thấp từ 4-22W.
• MS10 dành lắp đặt cho hệ thống đèn với nguồn điện áp cao với công dải công suất bóng rộng từ 4-65W.
Đặc điểm  sản phẩm
• Bộ kích 2 chân vỏ nhựa PC chống cháy có tụ giảm nhiễu sóng vô tuyến.
• MS2 dành lắp đặt cho hệ thống đèn với nguồn điện áp thấp 
1 tăng phô sử dụng 2 bóng đèn) hoặc cho hệ thống đèn điện áp cao dành cho bóng công suất thấp từ 4-22W.
• MS10 dành lắp đặt cho hệ thống đèn với nguồn điện áp cao với công dải công suất bóng rộng từ 4-65W.
• Chất lượng cao cấp với tỉ lệ hư hỏng rất thấp khoảng 100 cái trong 1,000,000 Sản phẩm.
• Không chứa đồng vị phóng xạ độc hại để kích hoạt ánh sáng chuyển đổi.
• Chất lượng khởi động đáng tin cậy và thời gian sử dụng dài.
• Kiểu dáng của vỏ chuột đèn được thiết kế dễ dàng cho việc lắp đặt và thay thế.
Lợi ích sản phẩm
• Chất lượng cao nên ít có các hư hỏng trong quá trình sử dụng.
• Chi phí bảo dưỡng thấp do tỉ lệ hư hỏng trước thời hạn thay thấp.
• An toàn và khởi động nhanh theo tiêu chuẩn IEC 155.
• Vỏ nhựa chống cháy nên tăng thêm độ an toàn cho hệ thống.
• Kiểu dáng đầu vỏ đèn được thiết kế mới nên dễ dàng cho việc lắp đặt theo cách xoáy hoặc gài.
Cách lắp đặt
• Sử dụng cho bóng đèn huỳnh quang sử dụng tăng phô cơ.
• MS2 sử dụng cho hệ thống đèn điện áp thấp và bóng đèn công suất thấp (4-22W với điện áp cao cho lắp đơn và lắp đôi (1 tăng phô cho 2 bóng đèn).
• MS10 sử dụng cho hệ thống đèn điện áp cao với bóng dải công suất bóng đèn rộng từ 4-65W lắp đơn (1 tăng phô cho 1 bóng đèn).
• MS2 được khuyến khích sử dụng cho bóng huỳnh quang 18W lắp đôi.
• Nên thay chuột đèn cùng với định kỳ thay bóng đèn.

Kích thước đo:
                  Các sản phẩm cùng dòng:
Mã sản phẩm
Công suất
Kích thước (mm)
WxH
Loại chuột
Số lượng cái/thùng
MS 10
4W - 65W
21.5  x 40.3
BC 22
25
MS 2
4W - 22W
21.5  x 40.3
BC 22
25
S 10
4W - 65W
21.5  x 40.3
BC 22
25
S 2
4W - 22W
21.5  x 40.3
BC 22
25

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

TRIAC 2

TRIAC

TRIAC
1.Khái niệm:
Triac1.png

Cấu trúc của TRIAC

TRIAC (viết tắt của Triode for Alternating Current) là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac.

Triac2.png

Ký hiệu TRIAC

2.Đặc tính Volt-Ampere:

Triac3.PNG

Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC

Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC bao gồm hai đoạn đặc tính ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba (hệ trục Descartes), mỗi đoạn đều giống như đặc tính thuận của một thyristor.
TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn cả.


3.Ứng dụng:


efe1306911879.jpg

Máy hàn nhựa cầm tay Triac S

TRIAC đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng điều chỉnh điện áp xoay chiều và các công-tắc-tơ tĩnh. Trên bàn thợ: Bảo trì và sửa chữa máy tắm nước nóng






 
Máy tắm nước nóng ngày một thông dụng. Ngày nay đã có rất nhiều nhà trong phòng tắm đã có trang bị này, ngày nay nó đã là một thiết bị phổ dụng được nhiều người ưa thích. Do điều kiện vận hành trong môi trường nước ẩm thấp và do được sử dụng thường xuyên nên máy dễ trở chứng, lúc đó phải cần có thợ. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày:

* Nguyên lý vận hành của mạch điện máy tắm nước nóng.
* Dùng nhiều hình chụp để trình bày cách bảo trì và sửa chữa.

Trước hết Bạn hãy xem một sơ đồ mạch điện máy tắm nước nóng thông dụng:


Giải thích sơ đồ nguyên lý:

* Trên 2 đường nguồn AC người ta đặt một Breaker chạm tắt. Khi trong máy có sự rĩ điện, lúc dó Bạn đang tiếp đất, điều này có thể khiến cho Bạn có thể bị điện giật, tuy nhiên với loại Breaker chạm tắt này, nó sẽ  rất nhanh ngắt 2 đường nguồn AC ra khỏi máy và nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng.

* Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Bạn sẽ nhấn một nút, nút này sẽ kéo một thanh đặt bên trong nó sẽ đóng khóa điện micro switch. Nếu Bạn không cho kéo thanh nầy thì khóa điện này sẽ hở và máy không sử dụng được.

* Bạn thấy trên đường nguồn AC, người ta còn đặt một cầu chì nhiệt.  ó làm việc như sau: Khi dòng qua nó quá lớn, là lưỡng kim bị làm nóng, nó sẽ co lại và làm hở mạch, khi nguội là lưỡng kim trở lại dạng cũ nó sẽ lại cho nối mạch.

* Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Bạn phải nhấn khóa điện Push Switch, lúc này mạch điều khiển kiểm soát cường độ dòng điện chảy qua điện trở nung đặt trong bình nén, mạch dùng TRIAC, sẽ được cấp nguồn.

* Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên đó sẽ được mở, lúc này TRIAC sẽ được dùng để cấp dòng điện cho điện trở tạo nóng trong bình nén.

Bạn thấy, hình vẽ cho thấy điện trở làm nóng trong bình nén, lúc bình thường đo được 14.5 Ohm, người ta dùng TRIAC TG25C60 để cấp dòng cho điện trở này.

Tóm lại:

(1) Khi sử dụng máy, Bạn nhấn nút an toàn trên Breaker, nó sẽ kéo thanh làm đóng khóa điện micro switch.

(2) Lúc tắm, Bạn nhấn nút Push switch để cấp nguồn cho mạch điều khiển với TRIAC.

(3) Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên biến trở này sẽ đóng lại, mạch kiểm soát dòng hoạt động.  Tùy theo góc quay mà góc dẫn điện của TRIAC sẽ thay đổi, điều này sẽ làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua điện trở tạo nhiệt trong bình nén và như vậy sẽ làm thay đổi mức nóng ở dòn phun.



Hình 1: Hình chụp cho thấy một sơ đồ mạch đã được dán bên trong hộp máy, nhờ vậy Bạn dễ dàng có thể dùng Ohm kế để kiểm tra các đường mạch.



Ghi nhận: Các thiết bị điện như máy giặt, máy lạnh, máy tắm nước nóng, lò vi ba... Ở các thiết bị đơn giản này, người ta thường dán bên sau hay bên trong một sơ đồ cho thấy cách nối các đường mạch. Bạn hãy tìm các sơ đồ này để biết cách đấu dây và nhờ nó biết cách dùng Ohm kế để kiểm tra mạch điện.


Hình 2: Cách bảo trì  bộ đầu phun và các bộ lưới lọc bẫn đặt trên đường vào nước.


Hình chụp cho thấy, trên đường chảy của nước, người ta thường đặt các lưới lọc bụi, lọc bẫn, do vậy khi Bạn thấy nước phun yếu, việc trước tiên là tháo các bộ lưới lọc ra và dùng nước rữa sạch các lưới lọc này. Nước sẽ phun mạnh trở lại.

Trên đường dẫn nước vào máy tăm nước nóng, có đặt một lưới lọc bẫn. Để kiểm tra lưới lọc, trước hết Bạn hãy khóa nước lại và tháo bộ lọc ra, nếu bộ lọc bị bụi bám sẽ làm cho nước chảy yếu, Bạn hãy rữa sạch bộ lọc, nước sẽ phun mạnh trở lại. Định kỳ Bạn phải kiểm tra bộ lọc này, nhất là khi thấy nước phun ra yếu đi.


Hình 3: Các đường dẫn nước vào ra.


Ở giữa gắn ống dẫn nước vào, bên trái là nơi nước ra, Bạn gắn dòi phun. Lỗ bên phải là ngả vào khác.


Hình 4: Khóa điện an toàn, dùng để ngắt khi máy bị rĩ hay rò điện, giữ an toàn cho người sử dụng.




Hình 5: Máy dùng một TRIAC dòng lớn để điều khiển cường độ dòng điện chảy qua một điện trở làm nóng đặt trong bình nén.


Các sơ đồ tham khảo cho thấy cách dùng TRIAC để điều chỉnh công suất cấp cho tải

H-1: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên TRIAC.


 H-2: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên đường nguồn AC.

 H-3: Mạch điện dùng TRIAC phụ để kích dẫn TRIAC chính, tăng hiệu quả đóng mở mạch.




H-4: Mạch điện giảm áp AC, chuyển đổi mức áp AC 220V ra mức áp AC 110V.

H-5: Mạch điện điều khiển công suất cấp cho que hàn quang điện.




Hình chụp cho thấy vị trí mắc TRIAC trong máy tắm nước nóng.


Giá đồng trên đó mắc TRIAC, nó đồng thời là bộ phận làm nguội cho TRIAC.



Hình 6: Nút đóng mở nguồn dạng microswitch.


Để tăng tính an toàn lên mức cao hơn, ở nút kéo Breaker chạm tắt người ta cho nó kéo một thanh gạc, thanh này đóng mở khóa điện micro switch. Như vậy nếu nút Breaker nhẩy (có thể do có rĩ điện), nó sẽ đẩy thanh gạc lên và thanh này sẽ làm hở khóa điện micro switch, vậy tính an toàn cho người sử dụng máy tắm sẽ chắc chắn hơn, cao hơn (Bạn xem hình).




Hình 7: Hộp Switch, một khóa điện đóng mở theo cường độ dòng nước, nó mở mạch khi có nước chảy vào và tự tắt mạch khi không có nước.



Hình 8: Một cầu chì nhiệt, khi trong mạch có linh kiện bị chạm, dòng điện quá lớn sẽ làm cho lá lưỡng kim bên trong nóng lên nó sẽ làm hở mạch, khi nguội sẽ tự động đóng lại.


Để kiểm tra cầu chì nhiệt, Bạn dùng một Ohm kế đo Ohm, kim sẽ lên cho thấy thông mạch và Bạn dùng quẹt  gar đốt nóng cầu chì, cầu chì sẽ tự hở, sau khi thổi nguội cầu chì sẽ tự động đóng mạch trở lại.


Hình 9: Hình chụp cho thấy khóa điện mở khi có nước chảy vào và tự tắt khi không có nước.


Khi có nước chảy vào, sức đẩy của nước sẽ tạo ra lực đẩy làm đóng mạch. Vậy nếu vì lý do nào máy bị mất nước, khóa điện này sẽ tự động ngắt mạch để giữ an toàn cho máy tắm nước nóng.


 
Hình 10: Khóa điện vi khiển (micro switch), dùng để đóng mở mạch điện theo thanh kéo.



Hình 11: Bình nén, nước chảy qua bình (làm bằng đồng đỏ) sẽ được một điện trở nung nóng và nó sẽ tạo ra nước nóng ở ngả ra.


Hình 12: Bình nén nước nóng làm bằng đồng đỏ bên trong có điện trở nhiệt.


Hình 13: Một biến trở 350K dùng kiểm soát góc dẫn điện của TRIAC và qua đó điều chỉnh mức nóng của nước trong bình nén.


Bạn có thể dùng một Ohm kế để kiểm tra khóa điện gắn nên nút này, và kiểm tra lớp than của biến trở. Biến trở này thường hay hư. Như khóa điện không đóng mở được, hay lớp than bị mòn, Bạn tìm cái tương đương thay vào là được.

Dùng Triac, BTA16, BTA41...







            - Triac là linh kiện giống như hai diode có thể điều khiển được và nối song song ngược chiều. Nên triac dùng để đóng mở nguồn điện AC  cho thiết bị như Motor, Đèn...
            - Ngoài ra Triac còn dùng để điều khiển công suất cho bóng đèn, Motor: Tức thay đổi cường độ sáng hay tốc độ động cơ.

            - Để Điều Khiển được triac đóng mạch thì dòng điều khiển phải lớn hơn dòng điều khiển danh định của triac. Dòng này bạn có thể tra sách linh kiện cho từng loại triac khác nhau. Do đặc điểm này nên không thể điều khiền thiết bị tải có dòng quá nhỏ I<<50mA.

            - Triac chỉ điều khiển được khi nguồn điện là có chu kỳ mà điện áp trở về 0. Nếu Không chỉ có thể đóng được một lần, còn tắt thì không thể. Nên nếu là nguồn điện một chiều, thì Triac sẽ đóng cho đến khi mất nguồn mới thôi.
            - Điều Khiền Triac: phải theo chiều của nguồn điện điều khiển. Tức khi ở bán kỳ âm thì phải kích theo chiều âm và ngược lại. Và điện áp kích không cần cao chỉ khoảng 1V đến 2V là được.

TRIAC

TRIAC (triod ac semiconductor switch)

Tác giả: Trương Văn Tám
Thường được coi như một SCR lưỡng hướng vì có thể dẫn điện theo hai chiều. Hình sau đây cho thấy cấu tạo, mô hình tương đương và cấu tạo của Triac.
Như vậy, ta thấy Triac như gồm bởi một SCR PNPN dẫn điện theo chiều từ trên xuống dưới, kích bởi dòng cổng dương và một SCR NPNP dẫn điện theo chiều từ dưới lên kích bởi dòng cổng âm. Hai cực còn lại gọi là hai đầu cuối chính (main terminal).
- Do đầu T2 dương hơn đầu T1, để Triac dẫn điện ta có thể kích dòng cổng dương và khi đầu T2 âm hơn T1ta có thể kích dòng cổng âm.
- Như vậy đặc tuyến V-I của Triac có dạng sau:
- Thật ra, do sự tương tác của vùng bán dẫn, Triac được nảy theo 4 cách khác nhau, được trình bày bằng hình vẽ sau đây:
Cách (1) và cách (3) nhạy nhất, kế đến là cách (2) và cách (4). Do tính chất dẫn điện cả hai chiều, Triac dùng trong mạng điện xoay chiều thuận lợi hơn SCR. Thí dụ sau đây cho thấy ứng dụng của Triac trong mạng điện xoay chiều.

máy nước nóng

Nguyên lý vận hành của bình nước nóng

Bình nước nóng ngày một thông dụng. Ngày nay đã có rất nhiều nhà trong phòng tắm đã có trang bị này, ngày nay nó đã là một thiết bị phổ dụng được nhiều người ưa thích.

Do điều kiện vận hành trong môi trường nước ẩm thấp và do được sử dụng thường xuyên nên máy dễ trở chứng, lúc đó phải cần có thợ. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày:
  • Nguyên lý vận hành của mạch điện của bình nước nóng.
  • Dùng nhiều hình chụp để trình bày cách bảo trì và sửa chữa.
Trước hết Bạn hãy xem một sơ đồ mạch điện bình nước nóng thông dụng:
Sơ đồ bình nước nóng
Giải thích sơ đồ nguyên lý:
  • Trên 2 đường nguồn AC người ta đặt một Breaker chạm tắt. Khi trong máy có sự rĩ điện, lúc dó Bạn đang tiếp đất, điều này có thể khiến cho Bạn có thể bị điện giật, tuy nhiên với loại Breaker chạm tắt này, nó sẽ rất nhanh ngắt 2 đường nguồn AC ra khỏi máy và nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng.
  • Khi sử dụng bình nước nóng, Bạn sẽ nhấn một nút, nút này sẽ kéo một thanh đặt bên trong nó sẽ đóng khóa điện micro switch. Nếu Bạn không cho kéo thanh nầy thì khóa điện này sẽ hở và máy không sử dụng được.
  • Bạn thấy trên đường nguồn AC, người ta còn đặt một cầu chì nhiệt. ó làm việc như sau: Khi dòng qua nó quá lớn, là lưỡng kim bị làm nóng, nó sẽ co lại và làm hở mạch, khi nguội là lưỡng kim trở lại dạng cũ nó sẽ lại cho nối mạch.
  • Khi sử dụng bình nước nóng, Bạn phải nhấn khóa điện Push Switch, lúc này mạch điều khiển kiểm soát cường độ dòng điện chảy qua điện trở nung đặt trong bình nén, mạch dùng TRIAC, sẽ được cấp nguồn.
  • Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên đó sẽ được mở, lúc này TRIAC sẽ được dùng để cấp dòng điện cho điện trở tạo nóng trong bình nén.
Bạn thấy, hình vẽ cho thấy điện trở làm nóng trong bình nén, lúc bình thường đo được 14.5 Ohm, người ta dùng TRIAC TG25C60 để cấp dòng cho điện trở này.
Tóm lại:
  • Khi sử dụng máy, Bạn nhấn nút an toàn trên Breaker, nó sẽ kéo thanh làm đóng khóa điện micro switch.
  • Lúc tắm, Bạn nhấn nút Push switch để cấp nguồn cho mạch điều khiển với TRIAC.
  • Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên biến trở này sẽ đóng lại, mạch kiểm soát dòng hoạt động. Tùy theo góc quay mà góc dẫn điện của TRIAC sẽ thay đổi, điều này sẽ làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua điện trở tạo nhiệt trong bình nén và như vậy sẽ làm thay đổi mức nóng ở dòn phun.
Sơ đồ bình nước nóng
Hình 1: Hình chụp cho thấy một sơ đồ mạch đã được dán bên trong hộp máy, nhờ vậy Bạn dễ dàng có thể dùng Ohm kế để kiểm tra các đường mạch.
Ghi nhận: Các thiết bị điện như máy giặt, máy lạnh, bình nước nóng, lò vi ba… Ở các thiết bị đơn giản này, người ta thường dán bên sau hay bên trong một sơ đồ cho thấy cách nối các đường mạch. Bạn hãy tìm các sơ đồ này để biết cách đấu dây và nhờ nó biết cách dùng Ohm kế để kiểm tra mạch điện.
Hình 2: Cách bảo trì bộ đầu phun và các bộ lưới lọc bẫn đặt trên đường vào nước.
hình chỉ dẫn cách dùng máy
Hình chụp cho thấy, trên đường chảy của nước, người ta thường đặt các lưới lọc bụi, lọc bẫn, do vậy khi Bạn thấy nước phun yếu, việc trước tiên là tháo các bộ lưới lọc ra và dùng nước rữa sạch các lưới lọc này. Nước sẽ phun mạnh trở lại.
Trên đường dẫn nước vào bình nước nóng, có đặt một lưới lọc bẫn. Để kiểm tra lưới lọc, trước hết Bạn hãy khóa nước lại và tháo bộ lọc ra, nếu bộ lọc bị bụi bám sẽ làm cho nước chảy yếu, Bạn hãy rữa sạch bộ lọc, nước sẽ phun mạnh trở lại. Định kỳ Bạn phải kiểm tra bộ lọc này, nhất là khi thấy nước phun ra yếu đi.
Hình 3: Các đường dẫn nước vào ra.
các đường vào ra của bình nước nóng
Ở giữa gắn ống dẫn nước vào, bên trái là nơi nước ra, Bạn gắn dòi phun. Lỗ bên phải là ngả vào khác.
khóa điện ngắt chạm an toàn của bình nước nóng
Hình 4: Khóa điện an toàn, dùng để ngắt khi máy bị rĩ hay rò điện, giữ an toàn cho người sử dụng.
TRI-AC dùng cấp nước cho điện trở làm nóng nước
Hình 5: Máy dùng một TRIAC dòng lớn để điều khiển cường độ dòng điện chảy qua một điện trở làm nóng đặt trong bình nén.
Các sơ đồ tham khảo cho thấy cách dùng TRIAC để điều chỉnh công suất cấp cho tải
H-1: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên TRIAC.
H-1: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên TRIAC.
 H-2: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên đường nguồn AC.
H-2: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên đường nguồn AC.
 H-3: Mạch điện dùng TRIAC phụ để kích dẫn TRIAC chính, tăng hiệu quả đóng mở mạch.
H-3: Mạch điện dùng TRIAC phụ để kích dẫn TRIAC chính, tăng hiệu quả đóng mở mạch.
H-4: Mạch điện giảm áp AC, chuyển đổi mức áp AC 220V ra mức áp AC 110V.
H-4: Mạch điện giảm áp AC, chuyển đổi mức áp AC 220V ra mức áp AC 110V.
H-5: Mạch điện điều khiển công suất cấp cho que hàn quang điện.
H-5: Mạch điện điều khiển công suất cấp cho que hàn quang điện.
Hình chụp cho thấy vị trí mắc TRIAC trong bình nước nóng.
Hình chụp cho thấy vị trí mắc TRIAC trong bình nước nóng.
Giá đồng trên đó mắc TRIAC, nó đồng thời là bộ phận làm nguội cho TRIAC.
Giá đồng trên đó mắc TRIAC, nó đồng thời là bộ phận làm nguội cho TRIAC.
Hình 6: Nút đóng mở nguồn dạng microswitch.
Hình 6: Nút đóng mở nguồn dạng microswitch.
Để tăng tính an toàn lên mức cao hơn, ở nút kéo Breaker chạm tắt người ta cho nó kéo một thanh gạc, thanh này đóng mở khóa điện micro switch. Như vậy nếu nút Breaker nhẩy (có thể do có rĩ điện), nó sẽ đẩy thanh gạc lên và thanh này sẽ làm hở khóa điện micro switch, vậy tính an toàn cho người sử dụng bình sẽ chắc chắn hơn, cao hơn (Bạn xem hình).
thanh gạc khóa điện micro switch
thanh gạc khóa điện micro switch
Hình 7: Hộp Switch, một khóa điện đóng mở theo cường độ dòng nước, nó mở mạch khi có nước chảy vào và tự tắt mạch khi không có nước.
Hình 7: Hộp Switch, một khóa điện đóng mở theo cường độ dòng nước, nó mở mạch khi có nước chảy vào và tự tắt mạch khi không có nước.
Hình 8: Một cầu chì nhiệt, khi trong mạch có linh kiện bị chạm, dòng điện quá lớn sẽ làm cho lá lưỡng kim bên trong nóng lên nó sẽ làm hở mạch, khi nguội sẽ tự động đóng lại.
Hình 8: Một cầu chì nhiệt, khi trong mạch có linh kiện bị chạm, dòng điện quá lớn sẽ làm cho lá lưỡng kim bên trong nóng lên nó sẽ làm hở mạch, khi nguội sẽ tự động đóng lại.
Để kiểm tra cầu chì nhiệt, Bạn dùng một Ohm kế đo Ohm, kim sẽ lên cho thấy thông mạch và Bạn dùng quẹt gar đốt nóng cầu chì, cầu chì sẽ tự hở, sau khi thổi nguội cầu chì sẽ tự động đóng mạch trở lại.
Hình 9: Hình chụp cho thấy khóa điện mở khi có nước chảy vào và tự tắt khi không có nước.
Hình 9: Hình chụp cho thấy khóa điện mở khi có nước chảy vào và tự tắt khi không có nước.
Khi có nước chảy vào, sức đẩy của nước sẽ tạo ra lực đẩy làm đóng mạch. Vậy nếu vì lý do nào máy bị mất nước, khóa điện này sẽ tự động ngắt mạch để giữ an toàn cho bình nước nóng.
Hình 10: Khóa điện vi khiển (micro switch), dùng để đóng mở mạch điện theo thanh kéo.
Hình 10: Khóa điện vi khiển (micro switch), dùng để đóng mở mạch điện theo thanh kéo.
Hình 11: Bình nén, nước chảy qua bình (làm bằng đồng đỏ) sẽ được một điện trở nung nóng và nó sẽ tạo ra nước nóng ở ngả ra.
Hình 11: Bình nén, nước chảy qua bình (làm bằng đồng đỏ) sẽ được một điện trở nung nóng và nó sẽ tạo ra nước nóng ở ngả ra.
Hình 12: Bình nén nước nóng làm bằng đồng đỏ bên trong có điện trở nhiệt.
Hình 12: Bình nén nước nóng làm bằng đồng đỏ bên trong có điện trở nhiệt.
Hình 13: Một biến trở 350K dùng kiểm soát góc dẫn điện của TRIAC và qua đó điều chỉnh mức nóng của nước trong bình nén.
Hình 13: Một biến trở 350K dùng kiểm soát góc dẫn điện của TRIAC và qua đó điều chỉnh mức nóng của nước trong bình nén.
Bạn có thể dùng một Ohm kế để kiểm tra khóa điện gắn nên nút này, và kiểm tra lớp than của biến trở. Biến trở này thường hay hư. Như khóa điện không đóng mở được, hay lớp than bị mòn, Bạn tìm cái tương đương thay vào là được.
Qua phân tích trên, Bạn thấy việc bảo trì và sửa chữa bình nước nóng cũng đơn giản thôi, phải không? Nếu trong công việc Bạn gặp trở ngại gì hãy liên lạc với chúng tôi để được góp ý.