Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tìm hiểu nồi cơm điện và cách sử dụng

Theo cách tác động mở tiếp điểm khi cơm chín, nồi cơm điện thường chia ra làm hai loại chính: Nồi cơm điện cơ, dùng tiếp điểm cơ khí và nồi cơm điện tử. Điều khiển nhiệt độ quá trình nấu dùng các linh kiện điện tử.

  
                                              Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện cơ                
Cấu tạo nồi cơm điện
  Cấu tạo nồi cơm điện gồm ba phần 
- Vỏ nồi: vỏ nồi thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong. Trên vung nồi có van an toàn, được đậy chặt, khít với nồi để nhiệt năng không phát tán ra ngoài. Ngoài vỏ còn có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống nền bếp. 
- Nồi nấu: nồi nấu làm bằng hợp kim nhôm đặt khít trong vỏ, trong nồi có phủ một lớp men chống dính màu ghi nhạt
- Phần đốt nóng (mâm nhiệt): Dây điện trở được đúc trong ống có chất chịu nhiệtcách điện với vỏ ống và đặt trong mâm dưới đáy nồi, giống như một bếp điện. Ở giữa mâm nhiệt có bộ cảm biến nhiệt bên dưới nồi dùng để tự động ngắt điện khi cơm chín. Với những nồi cơm điện rẻ tiền thì rơle chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian mất đi tính chính xác để bật lò xo, dẫn đến hậu quả xảy ra là cơm sượng chưa chín hoặc chín khét (cháy cơm). Khi nấu cơm mà để thời gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện. 

Nồi cơm điện cơ
 
Nồi cơm cơ không có nhiều tính năng tự động nhưng nó được ưa chuộng vì có độ bền                
cao, dễ sử dụng. Có nhiều loại nồi cơ khác nhau.  
Hình trên là sơ đồ nồi cơm điện kiểu cơ thông dụng hiện nay. 
Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có thể làm việc tự động ở hai chế độ:
- Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở mâm chính R1 đặt dưới đáy nồi. 
- Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm một điện trở phụ công suất nhỏ R2 gắn vào thành nồi. 

Việc nấu cơm, ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động.
 Khi nấu cơm, ấn nút M để đóng công tắc, điện trở R2 được nối tắt, nguồn điện trực tiếp vào mâm chính R1công suất lớn để nấu cơm. Khi cơm chín, nhiệt độ trong nồi tăng lên, nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi nóng lên, từ tính của nam châm giảm, công tắc K tự động mở tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm, lúc này R1 nối tiếp với R2, đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ. 

Những hư hỏng của nồi cơm điện 
 - Dây điện bị đứt, tiếp xúc xấu. Nên dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra tìm ra chỗ đứt và chỗ tiếp xúc xấu để sửa chữa. 
- Chập mạch, dính tiếp điểm. Khi bị chập mạch thì cầu chì nổ. Dùng đồng hồ vạn năng để tìm ra chỗ chập, cũng có thể chỉ cần kiểm tra bằng mắt thường cũng phát hiện được. 
Khi bị dính tiếp điểm, cơm sẽ bị khê, sửa lại tiếp điểm. 

- Đối với nồi cơm sử dụng vi mạch, những hư hỏng ở mạch điện tử có thể xảy ra như mất điều khiển, hỏng các linh kiện điện tử, hỏng mạch in, tụ điện... Cần phải mang đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. 
Vo gạo trực tiếp bằng nồi nấu cũng dễ bị hư lớp chống dính khiến cơm nấu không ngon và dính nồi. 

Những loại nồi cơm điện rẻ tiền có phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng.  Khi vo gạo xong, nếu bỏ nồi nấu vào bằng một tay cũng có thể làm hỏng rờ-le chính của nồi cơm điện bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên khi đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín. 
Do vậy, khi đặt xoong nên lau nước xung quanh xoong và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ-le tiếp xúc đều thì cơm nấu sẽ không bị sượng. 

 Một bệnh khác của nồi cơm điện rẻ tiền chính là đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, hoặc hạt gạo rớt xuống khe hở này khiến chạm mạch điện làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt.

 Hiện nay nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở.  Tuỳ theo nguyên nhân hư hỏng mà phán đoán xem sự cố ở khu vực nào, từ đó đề ra phương án kiểm tra và sử chữa.  
Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện  
* Đong gạo và vo gạo: Cốc đong sử dụng để đong gạo nấu, cốc đong gạo nấu tương đương 0,18 lít (tương đương 150g). Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con, để tránh xước lớp chống dính, hoặc méo do va chạm, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt. * Cho gạo vào nồi con và cho nước vào các mức tương ứng. Ví dụ, cho nước vào nồi ở mức cao nhất, mức 10 nếu lượng gạo nấu là 10 cốc), có thể tăng hoặc giảm lượng nước tùy vào loại gạo nở nhiều hay ít. 
* Dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc với nhau. - Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát nhiệt. - Lớp chống dính được phủ bên trong lòng nồi phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hoàn toàn không gây hại sức khỏe con người. * Nhẹ nhàng nhấn mặt nắp xuống cho đến khi nút mở nắp ăn khớp nhau: Cần chắc chắn là nắp nồi đã được đậy khít, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nấu.
  Lưu ý: Luôn để chức năng "Cook" khi bắt đầu nấu và chức năng "Warm" khi hâm nóng lại. * Khi đã chuẩn bị nấu xong, trước tiên cắm dây nguồn vào ổ cắm của nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều. * Sau khi cắm phích vào nguồn điện, đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng lên, bạn phải nhấn nút nấu "Nấu cơm" - "Cooking" xuống để khởi động việc nấu cơm. (Nếu để đèn "Warm" cơm sẽ không chín) * Khi hoàn tất việc nấu "Nút nấu" sẽ nhảy lên tự động bạn sẽ nghe "Tắc" 1 tiếng. Đồng thời "Đèn nấu" - "Cooking" sẽ tắt và đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng. 
  Chú ý: - Nếu trong cụm thoát hơi có vật thể lạ phải làm vệ sinh để tránh hiện tượng tràn nước ảnh hưởng đến hiệu quả nấu cơm. 
– Khi làm vệ sinh cụm thoát hơi không được nhấn hoặc kéo zuăng thoát hơi một cách tuỳ ý - Không được dùng lòng nồi để nấu trực tiếp trên thiết bị ra nhiệt khác điều đó làm cho lòng nồi dễ biến dạng. 
- Khi cơm mới vừa chuyển sang trạng thái giữ ấm, không nên dùng cơm ngay, cơm sẽ mềm và ngon hơn nếu giữ ấm 15 phút. 
- Thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ tránh cơm bị biến dạng 
Vệ sinh nồi cơm điện
  - Cụm thoát hơi phải được làm vệ sinh kịp thời, nắp và thân cụm thoát hơi phải vệ sinh riêng. 
- Dùng vài lau khô vắt khô để lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi. 
- Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch và sau đó lau lại bằng vải mềm.
 - Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chủi rửa lòng nồi nhằm tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong lòng nồi. 
- Tháo hộp chứa nước ra và đổ nước thừa bên trong, rửa sạch và lắp lại giá đỡ hộp chứa nước. 
- Các hạt cơm vật thể lạ khác có thể dính trên mâm nhiệt, có thể dùng các giấy nhám mịn để chà và dùng vải lau lại để giữ cho bề mặt tiếp xúc của mâm phát nhiệt và lòng nồi được tốt.. Chú ý an toàn 
- Phích cắm phải được cắm vào chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lồ cắm để sự dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng 1 thời điểm. 
- Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn. 
- Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy. 
- Nồi cơm điện không được đặt ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm hỏng nồi phát sinh sự cố khác. 
- Khi nấu cơm, cụm thoát hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng.
 - Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm. 
- Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác. 
- Nếu dây nguồn của nồi bị hư, phải thay thế bằng một dây mới của chính nhà SX. 
- Không được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình, và phải đặt nồi tránh xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp điện giật xảy ra.   

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét