Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Chuẩn video: PAL và NTSC



Hệ thống truyền hình tương tự và video được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng các quốc gia khác nhau lại sử dụng các tiêu chuẩn video khác nhau. Phổ biến nhất đó là NTSC (National Television System Committee) và PAL (Phase Alternating Line).
Mặc dù rất phổ biến nhưng hai thuật ngữ Pal và NTSC hầu hết trong chúng ta không thể phân biệt được rõ ràng bản chất giữa NTSC và PAL. Bởi đại đa số chúng ta không phải là những người làm chuyên môn trong lĩnh vực hình ảnh, video.
NTSC là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.
PAL cũng là tiêu chuẩn video tương tự, nhưng so với NTSC số dòng quét cao hơn, lên tới 625 dòng đơn cho mỗi khung hình. Nhưng số khung truyền đi trong mỗi giây là 25 khung.

Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt đầu sâu xa từ
hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét ngang 60Hz). Chúng ta biết hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. 

Do tốc độ quét quá nhanh nên 2 dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó cũng chính là nguyên do tạo nên 30 khung/s cho chuẩn NTSC.

Còn hệ PAL thì sao? chúng ta biết ở các nước Châu Âu, một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống điện có tần số là 50Hz
, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 khung/s.

Thử so sánh hai hệ về chất lượng hình ảnh:
Rõ ràng với 625 dòng quét và 525 dòng quét hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn hệ NTSC. Nhưng với 30 khung/s so với 25 khung/s thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mượt hơn rất nhiều.

Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn. Còn chuyển từ PAl sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số khung/s của PAL ít hơn NTSC.

Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau, vì vậy khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình (không full màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình.

Đến đây chúng ta đã phần nào hiểu
tại sao ở Việt Nam bạn nhất thiết phải dùng hệ PAL mà không phải là NTSC rồi phải không. Không phải nguyên do thiết bị của chúng ta quyết định mà là do lưới điện của chúng ta.

Trong truyền hình màu, hình ảnh được phát đi bằng tín hiệu được mã hoá theo màu sắc. Máy thu hình màu thu được tín hiệu, giải mã tạo lại ba màu cơ bản R, B, G bằng tia điện tử, tổng hợp thành màu gốc của hình ảnh truyền đi. 

Hiện nay, trên thế giới có ba hệ thống truyền hình màu; về nguyên lí, phân tích và tổng hợp là giống nhau, nhưng khác nhau về phương thức mã hoá và giải mã

Đó là: NTSC (National Television System Comittee), được sử dụng rộng rãi ở các nước Hoa Kì, Nhật Bản, Canađa và một số nước Mĩ Latinh. PAL (Phase Alternation Line), được sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu. SECAM (Sequentiel couleur à mémoire), được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Âu và nhiều nước khác trên thế giới. 

Ở Việt Nam, hệ thống truyền hình màu được dùng trước đây là hệ SECAM, nay đang dùng hệ PAL.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét