Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Khác biệt giữa chế hòa khí và phun xăng điện tử

Bộ chế hòa khí: Carburetor -- phun xăng điện tử: Electronic Fuel Injection

Ưu điểm lớn nhất của phun xăng điện tử là tạo nên hòa khí có tỷ lệ lý tưởng ở tất cả các xi-lanh. Tuy nhiên, do phức tạp nên mỗi khi hỏng hóc, hệ thống này cũng gây nên nhiều vấn đề.
Chế hòa khí (hay còn gọi là bình xăng con), được sử dụng trên cả xe máy và ôtô từ những năm đầu của ngành công nghiệp này. Nhiệm vụ của nó là hòa trộn không khí và xăng cho động cơ. Không khí và nhiên liệu sau khi đi qua chế hòa khí bị hút vào xi-lanh và thực hiện quy trình nén-nổ tại đây. Chế hòa khí chỉ có ở các động cơ xăng, còn động cơ diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt.
Chế hòa khí hoạt động theo nguyên tắc: Không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa nên nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí.
Nguyên lý hoạt động của chế hòa khí. Ảnh: Wikipedia.
Nguyên lý hoạt động của chế hòa khí. Ảnh: Wikipedia.
Một số xe sử dụng loại cửa phun cố định (Fixed Venturi-FV) trong khi số khác lại dụng loại cửa biến thiên VV (Variable Venturi-VV). Ở loại cửa phun biến thiên, kích thước của đường dẫn không khí thay đổi theo sự thay đổi để điều khiển lượng nhiên liệu được phân phối.
Mục tiêu của tất cả các chế hòa khí là tạo nên một hòa khí có tỷ lệ khối lượng tối ưu giữa không khí và nhiên liệu 14,7:1. Với những hòa khí đạt tỷ lệ trên, nó sẽ cháy hoàn toàn. Một hỗn hợp nào đó có tỷ lệ thấp hơn được gọi là "giàu" do có quá nhiều nhiên liệu so với không khí. Ngược lại, hỗn hợp đó được coi là "nghèo".
-Hỗn hợp giàu sẽ không cháy hết do thừa nhiên liệu và gây hao xăng. 
-Hỗn hợp nghèo không sinh ra công tối đa, khiến động cơ làm việc yếu và thiếu ổn định. 
Để thực hiện điều này, chế hòa khí phải kiểm soát được lượng không khí đi vào động cơ và thông qua đó cung cấp một lượng nhiên liệu phù hợp. Tuy nhiên, điểm yếu của các loại chế hòa khí là chỉ đáp ứng tỷ lệ lý tưởng ở khoảng vận hành nhất định nên xe hoạt động không hiệu quả.

Hệ thống phun nhiên liệu điện tử

Xuất hiện sau kiểu phun nhiên liệu chế hòa khí khoảng 70 năm nhưng hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI (Electronic Fuel Injection) nhanh chóng trở nên phổ biến bởi nó khắc phục được điểm yếu nhất của chế hòa khí. 
injector-808117-1368814697_500x0.jpg
Kim phun của hệ thống phun nhiên liệu EFI. Ảnh: Ford.
Do vận hành tự động nên hệ thống EFI cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở trong khoảng thời gian sao cho lượng nhiên liệu vừa đủ để tạo nên hỗn hợp lý tưởng. 
Các thông số cần thiết để EFI hoạt động ổn định là góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải....Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ.
Phân loại theo vị trí đặt kim phun, EFI được chia thành loại phun đa điểm MFI (Multiport Fuel Injection) phun xăng tập trung (kim phun đặt trước bướm ga). 
Ở MFI, mỗi xi-lanh sẽ có một kim phun tức động cơ V6 sẽ có 6 kim phun và V8 sẽ có 8 kim. Không khí và nhiên liệu sẽ hòa trộn ngay tại xi-lanh. Trong khi đó, loại phun xăng tập trung chỉ có một kim phun đặt trên ống nạp cho các xi-lanh.

Ưu nhược điểm của các loại

Sự phổ biến của phun xăng điện tử EFI đã chứng tỏ ưu điểm lớn của nó. Khác với chế hòa khí, EFI mà đặc biệt là loại đa điểm MFI có thể tạo nên những hòa khí có tỷ lệ gần ngưỡng lý tưởng ở tất cả các xi-lanh, tùy theo điều kiện vận hành của chúng. Điều này có nghĩa hòa khí ở các buồng đốt đều cháy hết, qua đó sinh công tối đa trong khi lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức vừa đủ.
Hoạt động của kim phun xăng. Ảnh: Leeperformanceproducts
Hoạt động của kim phun xăng. Ảnh:Leeperformanceproducts.
Ngoài ưu điểm trên, EFI có thể điều chỉnh lượng xăng theo từng chế độ vận hành của động cơ. 
Chẳng hạn như khi khởi động, hòa khí cần giàu xăng để cháy, hệ thống sẽ phun xăng nhiều hơn.
Khi động cơ đã ổn định, máy tính điều khiển sao cho nhiên liệu ở mức vừa đủ. Như vậy, xét trên phương diện sử dụng nhiên liệu, EFI rõ ràng có nhiều ưu điểm hơn so với chế hòa khí.
Tuy nhiên, rắc rối của EFI bắt nguồn từ chính sự phức tạp của nó. Nếu xảy ra hỏng hóc, người sử dụng chỉ còn cách mang xe vào garage, nhờ các kỹ thuật viên dùng máy đọc lỗi để xác định nguyên nhân. 
Trong khi với chế hòa khí, một người thợ bình thường cũng có thể chẩn đoán và khắc phục được.
Ngoài ra, EFI sử dụng rất nhiều cảm biến nên chỉ cần một chiếc bị hỏng, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, động cơ làm việc ổn định.
Hỏng hóc thường xảy ra nhất với những loại xe sử dụng EFI ở Việt Nam là tắc đầu kim phun. Nguyên nhân do chất lượng xăng ở nước ta chưa cao nên dễ tạo cặn trên đầu kim, gây tắc khiến động cơ không khởi động hoặc chết máy.
Hiện nay, một vài hãng nhân cơ hội này giới thiệu những sản phẩm có khả năng làm sạch đầu kim bằng cách pha vào xăng. Tuy nhiên, với những chất gây tác động đến cả hệ thống cấp liệu, bạn không nên dùng ngay mà tham khảo thêm ở nhiều nguồn. Cách tốt nhất là hãy sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất tên tuổi và có đảm bảo từ hãng xe mà mình sử dụng.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Nguyên lý hoạt động đồng hồ báo xăng trên oto

Bugi đắt có làm máy khỏe hơn?




Quan niệm thay bugi đắt tiền hơn sẽ làm máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ
Có nhiều người cho rằng, việc thay bugi có nhiều chấu (cực ka-tốt) hoặc bugi đắt tiền như loại bạch kim sẽ khiến xe khỏe hơn. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ!

Hiểu đúng về bugi

        Về bản chất và mục đích sử dụng, các loại bugi trên động cơ xăng chỉ khác nhau ở tính chất phóng tia lửa điện mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, dài hay ngắn.
        Mỗi loại động cơ có tỷ số nén, kết cấu buồng đốt khác nhau nên mỗi hãng xe, mỗi dòng xe và thậm chí là mỗi đời xe sẽ sử dụng loại bugi có thông số kỹ thuật phù hợp. Trong thực tế, có nhiều loại bugi lắp lẫn cho nhau được nhưng với một số hãng thì quy định về sử dụng bugi cho từng dòng xe lại khá khắt khe. Ví dụ như Mazda hay Ford,…

         Quan niệm thay bugi càng tốt (xét về mặt giá thành và vật liệu chế tạo) sẽ giúp máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ. Đúng ở chỗ, bugi mới sẽ có khả năng đánh lửa mạnh hơn nên đốt cháy xăng tốt hơn, giúp động cơ sản sinh công suất lớn hơn. Nhưng chưa đủ ở chỗ, nếu thay loại bugi có thông số như chiều dài, khe hở đánh lửa, trở trong, nhiệt độ làm việc hay hình dáng  không đúng với tiêu chuẩn không những không giúp động cơ khỏe hơn mà còn khiến máy hoạt động kém ổn định dẫn tới rung, giật, giảm công suất và tốn xăng.

Tóm lại, việc thay bugi định kỳ là cần thiết, sử dụng loại có chất lượng cao là nên cân nhắc vì giá thành không lớn nhưng mang lại độ tin cậy, tuổi thọ và khả năng hoạt động ổn định cao. Nhưng không phải vì thế mà bạ loại nào thay loại ấy, cần có kiến thức cơ bản để lựa chọn, kiểm tra và thay thế mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ghè bẹp chấu bugi chỉ là cách khắc phục tạm thời, không nên sử dụng nó như một giải pháp tiết kiệm chi phí sử dụng

Sử dụng đúng cách

  • Nên thay bugi sau mỗi 5 vạn ki-lô-mét (hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất) và kiểm tra, vệ sinh định kỳ 2 vạn ki-lô-mét.
  • Chỉ nên gõ bẹt chấu bugi gần với cực a-nốt (cực giữa) khi cực này bị mòn trong các trường hợp khắc phục tạm thời chứ không nên sử dụng cách này để tiết kiệm tiền thay thế.
  • Nâng cao tuổi thọ của bugi bằng cách vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ định kỳ và sử dụng xăng đúng tiêu chuẩn về trị số octan.
  • Không nên tự rửa máy bằng nước để tránh nước xâm nhập vào đầu bugi.

Tự thay bugi

Thay bugi là công việc cơ bản mà mỗi lái xe cần tự làm được

Thay bugi là công việc cơ bản mà mỗi người lái xe cần tự làm được, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn tới động cơ của xe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Mua đúng chủng loại theo thông số ghi trên bugi đầu tiên đi theo xe hoặc loại khác tương đương.
  • Không thay lúc máy còn nóng vì khi đó dễ làm đứt dây cao áp trong lúc rút dây ra khỏi đầu bugi.
  • Sử dụng đúng loại tuýp (16, 17 hoặc 21 có sẵn trong bộ dụng cụ sửa chữa theo xe) để tháo bugi.
  • Siết đủ lực để tránh làm hỏng ren trên nắp máy (tham khảo cách siết đủ lực bugi trên từng dòng xe có trong sách hướng dẫn sử dụng).

Bugi IRIDIUM - sự lựa chọn của người tiêu dùng thông minh!



Trong động cơ xe máy bugi có nhiệm vụ đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu, bên cạnh đó bugi phải tản nhiệt thật nhanh để giảm bớt áp lực trong buồng đốt, điều kiện làm việc khắc nghiệt "lúc nóng lúc lạnh" như vậy khiến nó trở thành chi tiết hay hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa. Khi hư hỏng bugi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ xe khiến xe không vận hành ổn định được thậm chí là không thể nổ máy. Đã có rất nhiều trường hợp xe của người tiêu dùng bị hư hỏng bugi dọc đường và phải chịu chi phí sửa chữa lên tới vài trăm ngàn đồng cùng với vô số phiền hà theo sau.

Những dấu hiệu cho thấy bugi bị hư hỏng đó là:
- Xe khó nổ máy.
- Khi nóng động cơ chạy có cảm giác giật cục, ngắt quãng.
- Máy hoạt động không trơn tru khi ở chế độ ga-ran-ti...

Các loại xe máy ở Việt Nam đa số được trang bị bugi NGK tiêu chuẩn. Dòng NGK Standard có đầu đánh lửa làm bằng Nikel cho giá thành thấp nhưng nhược điểm là lửa không gôm và nhiên liệu không được đốt hết,độ bền không cao.Khi sử dụng 1 thời gian bugi theo xe sẽ xuống cấp làm cho xe yếu đi mà lại tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn do đó các hãng sản xuất bugi đã cho ra đời các loại bugi cao cấp được sản xuất bằng chất liệu Platinum (Bạch kim) có độ cứng và độ nóng chảy cao rất được ưa chuộng sử dụng cho hầu hết các loại xe hơi và xe máy cao cấp trên thế giới.

Bugi IRIDIUM - sự lựa chọn của người tiêu dùng thông minh! - 38895
Bugi bạch kim NGK G-power

Cao cấp hơn nữa và đang thịnh hành trong giới chơi xe là bugi Iridium làm từ kim loại quý hiếm Iridium với độ cứng tăng gấp 6 lần so với Platinum và nhiệt độ nóng chảy cũng cao hơn nhiều so với Platinum giúp gia tăng giới hạn sử dụng cho bugi ở mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất.

Bugi IRIDIUM - sự lựa chọn của người tiêu dùng thông minh! - 38896
Bugi iridium NGK

Bugi IRIDIUM - sự lựa chọn của người tiêu dùng thông minh! - 38897
Bugi iridium power Denso

Riêng các xe độ máy lớn sử dụng sử dụng bình xăng con lớn để cung cấp cho buồng đốt được nâng cấp bạo lực với mục đích sau cùng là đạt gia tốc và tốc độ lớn nhất có thể thì để đốt được lượng xăng lớn đó cần có bugi thật sự mạnh mẽ và Denso cho ra đời mẫu bugi IRIDIUM RACING-sự lựa chọn của các chiến binh tốc độ và giá thành nó cũng cao hơn gấp 3 lần so với mẫu iridium thông thường!

Bugi IRIDIUM - sự lựa chọn của người tiêu dùng thông minh! - 38898
Bugi denso iridium racing

Bugi Iridium có khả năng đánh lửa cực kì tốt do đầu đánh lửa cực kì nhỏ (0.4mm so với 2mm của bugi thường) giúp đốt cháy nhiên liệu triệt để, gia tăng sức mạnh cho động cơ, tăng tốc nhanh và mạnh mẽ phù hợp với mọi điều kiện giao thông tại trung tâm thành phố hay ngoại thành.

Ngoài ra bugi iridium còn có các ưu điểm để thuyết phục ta sử dụng chúng đó là:
- Đánh lửa ổn định và mạnh mẽ hơn
- Động cơ xe bốc hơn và tăng tốc nhanh hơn
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Thời gian sử dụng trên
50 000km

Khi trang bị bugi Iridium thì động cơ xe của bạn vận hành mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, êm ái hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và nhất là tuổi thọ cao hơn nhiều giúp bạn tránh được những hư hỏng mà Bu-gi thông thường gặp phải giúp tiết kiệm chi phí.

Đây là bảng mã bugi DENSO cho các loại xe máy ở Việt Nam:
http://www.globaldenso.com/en/products/aftermarket/plug/search/vietnam/motorcycle.pdf

Nghiên cứu motor: FZ150I 2014

Hình ảnh:
Yamaha FZ150i:
FZ150i hướng tới nhóm khách hàng nam, trẻ tuổi, cá tính và có niềm đam mê với những chiếc xe côn tay
Yamaha FZ150i được trang bị động cơ 4 thì, 4 van, xi-lanh đơn, dung tích 150cc, SOHC, làm mát bằng dung dịch, tích hợp công nghệ phun xăng điện tử, sản sinh công suất tối đa 16,6 mã lực tại 8.500 vòng/phút mô-men xoắn cực đại 14,5 Nm tại 7.500 vòng/phút.

Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia với giá bán đề xuất 67,5 triệu đồng.

Yamaha FZ150i được trang bị động cơ 4 thì, 4 van, xi-lanh đơn, dung tích 150cc. 
Động cơ xe:

Loại động cơ
 4 thì, xy lanh đơn, SOHC, 4 van, làm mát bằng dung dịch
 Bố trí xi lanh
 Xy lanh đơn
 Dung tích xy lanh
 150cc
 Đường kính và hành trình piston
 57x58.7mm
 Tỷ số nén
 10,5:1
 Công suất tối đa 
 12,2 kW (16,6PS)/8,500 vòng/phút
 Mô men cực đại
 14,5 Nm (1,5 Kgf m)/7.500 vòng/phút
 Hệ thống khởi động
 Điện
 Hệ thống bôi trơn
 Cácte ướt
 Dung tích dầu máy
 1.15 lít
 Dung tích bình xăng
 12 L
 Bộ chế hòa khí
 Fuel injection ( Phun xăng tự động)
 Hệ thống đánh lửa
 TCI
 Tỷ số truyền sơ cấp và thứ cấp
 3,042 / 3,071
 Hệ thống ly hợp
 Đa đĩa, ly tâm loại ướt
 Tỷ số truyền động
 1st: 2,833 2nd: 1,875 3rd: 1,429 4th: 1,143 5th: 0,957
 Kiểu hệ thống truyền lực
 5 số

Kích thước xe:
Kích thước (Dài x Rộng x Cao)
 2.010mm x 720mm x 1030mm
 Độ cao yên xe
 790mm
 Khoảng cách giữa 2 trục bánh xe
 1.300mm
 Trọng lượng khô / ướt
 -/129kg
 Độ cao gầm xe
 165mm

Khung xe:
 Loại khung
 Deltabox
 Kích thước bánh trước / bánh sau
 90/80 - 17M/C 46P/ 120/70-17M/C 58 (Lốp không  săm)
 Phanh trước
 Đĩa thủy lực
 Phanh sau
 Đĩa thủy lực
Giảm xóc trước
 Giảm chấn dầu, lò xo
 Giảm xóc sau
 Lò xo (Monocross)
 Đèn trước
 Halogen 12V 35W / 35W x 1

ĐỘNG CƠ MOTOR: Sự khác biệt giữa SOHC và DOHC

 -Động cơ SOHC : ưu thế ở tốc độ thấp.
-                DOHC :               tốc độ cao.
-Động cơ SOHC # DOHC ở  kết cấu hệ thống phân phối khí trong động cơ. -Cả hai đều cần trục cam, con đội, cò mổ, xu-páp, lò xo.
-Động cơ SOHC (Single Overhead Camshaft) : có duy nhất một trục cam bố trí ở đỉnh máy, phía trên các van. 
     +Trục cam dẫn động trực tiếp cả xu-páp nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. 
     + Cho phép bố trí 2 - 3- 4 van/ xilanh
     + Khó khăn khi bố trí 4 van
Động cơ  DOHC (Double Overhead Camshaft)sử dụng 2 trục cam bố trí trên đỉnh mỗi xi-lanh.
+ Phương án bố trí 4 van cho mỗi xi-lanh tương đối dễ dàng. Động cơ có thể đạt tốc độ vòng quay lớn. 
+Cho phép đặt xu-páp ở các vị trí tối ưu tăng khả năng vận hành. 
Tuy nhiên nhược điểm là trọng lượng hệ thống phân phối khí tăng, kết cấu phức tạp, tốn nhiều công suất quay trục cam và giá thành cao.

DOHC còn có ưu điểm khác là cho phép bố trí bu-gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt nhằm tăng hiệu quả cháy. 
Loại SOHC , trục cam luôn đặt chính giữa đỉnh bởi nó phải truyền động cho cả van nạp, van xả.
Nguyên nhân chính của việc sử dụng DOHC là tăng số lượng van trên mỗi xi-lanh. SOHC cho phép tối đa 4 van cho mỗi xi-lanh thì DOHC có thể là 5 van hoặc thậm chí nhiều hơn. 
Tuy vậy với mục tiêu 4 van cho mỗi xi-lanh thì việc sử dụng DOHC không thực cho nhiều hiệu quả, trong khi lại cồng kềnh hơn SOHC.
Ở tốc độ thấp, động cơ cùng dung tích và 16 van, loại SOHC tạo mô-men cao hơn DOHC. 
Nhưng ở tốc độ cao, mô-men và công suất tối đa của SOHC lại thấp hơn.
Một ưu thế khác của DOHC là khả năng ứng dụng công nghệ van biến thiên (điều chỉnh trục cam nhằm tối ưu hóa chế độ vận hành). Trong khi việc sử dụng công nghệ này trên loại SOHC gặp nhiều khó khăn.
Bảo Sơn

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thông số quan trọng nhất khi chọn dầu nhớt



Dầu nhớt động cơ ôtô và xe máy có hai thông số quan trọng là cấp hiệu năng (còn gọi là phẩm cấp hoặc cấp chất lượng) API và cấp độ nhớt SAE.
Cấp hiệu năng API (Viện dầu mỏ Mỹ) dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và diesel và bắt đầu được áp dụng rộng rải ở Mỹ và trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ trước. Theo sự phát triển của thiết kế động cơ, trung bình cứ sau khoảng 4-5 năm lại có một các cấp API mới ra đời để đáp ứng yêu cầu bôi trơn của thế hệ động cơ tương ứng.  
Cấp chất lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL.
Tương tự như vậy, nhớt động cơ diesel được phân thành các cấp API từ CA cho đến CD (API CA, API CB, API CC, API CD. Thời kỳ đầu, dầu nhớt có chức năng chủ yếu là bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Về sau nhớt còn đảm đương thêm nhiều chức năng khác như giúp động cơ giảm tiêu hao nhiên liệu và hiện nay thì góp phần làm giảm thiểu khí xả độc hại để động cơ đạt các tiêu chuẩn khí xả như Euro 3, 4 hoặc 5.
Các ký hiệu về phẩm cấp trên dầu nhớt.
Các ký hiệu về phẩm cấp trên dầu nhớt.
Các cấp hiệu năng API mới nhất hiện nay như API SN hay API CJ-4 được đánh giá theo các chỉ tiêu như khả năng bảo vệ động cơ (tính năng chống cặn bám, chống mài mòn…), tiết kiệm nhiên liệu (độ nhớt thấp, đa cấp), kéo dài định kỳ sử dụng nhớt và phin lọc (chống ô-xy hóa, phân tán cặn), bảo vệ thiết bị xử lý khí xả. API CJ-4 là cấp cao nhất hiện nay, trong đó chữ cái cuối biểu thị cho phẩm cấp và số 4 biểu thị cho loại nhớt dành cho động cơ 4 thì.
Tiêu chuẩn này do Viện Dầu mỏ Mỹ xác định nên là quy trình nghiêm ngặt và tốn kém. Nhà sản xuất phải trả chi phí từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đô-la tùy thuộc vào cấp API định đăng ký. Đầu tiên hãng nộp hồ sơ, mẫu dầu và chi phí. Sau đó các mẫu thử nghiệm trên động cơ và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà chế tạo động cơ. Cuối cùng API đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ.
Sau khi API cấp chứng chỉ thì tên sản phẩm được niêm yết trên website của cơ quan này và nhà sản xuất được quyền in nhãn hiệu chất lượng API lên nhãn bao bì sản phẩm. Một số hãng không đủ khả năng để được API cấp chứng chỉ thì tự đánh giá và tự tuyên bố là đạt tiêu chuẩn API, nhưng không được in nhãn hiệu chất lượng API.
Để đáp ứng yêu cầu của các loại xe hiện nay, cần lựa chọn các cấp chất lượng càng cao càng tốt như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel. Các nhà sản xuất thường dùng màu nắp, màu bao bì hay màu nhãn khác nhau cho các sản phẩm có phẩm cấp khác nhau. Tất nhiên có sự chênh lệch về giá cả (nhiều khi là khá lớn) cho các phẩm cấp khác nhau.
Thông số thứ 2 cần quan tâm khi chọn dầu nhớt là cấp độ nhớt SAE (Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ). Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc-loãng của dầu nhớt như SAE 30, 40 và 50. Số càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt hơn. Các cấp độ nhớt này được xác định ở 100 độC (là nhiệt độ trung bình của nhớt khi động cơ làm việc) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao.
Dầu nhớt bôi trơn cũng như dầu mỡ ăn có một đặc tính không mong muốn là độ nhớt luôn thay đổi theo nhiệt độ, tức là sẽ đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp và ngược lại sẽ loãng ra khi nhiệt độ tăng. Các loại nhớt đơn cấp chỉ bảo đảm là đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao như yêu cầu để bôi trơn động cơ. Còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động) thì dầu đơn cấp có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.
Khắc phục nhược điểm này, các loại dầu nhớt có độ nhớt đa cấp như SAE 10W-30 ; 15W-40 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi. Chữ W được cho là viết tắt của "Winter – mùa đông" chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Nhớt đa cấp vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.  
Ở dầu nhớt đa cấp, chữ số đứng trước "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà dầu đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó nhưng ở nhiệt độ âm. Chẳng hạn dầu 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độC.
Trước đây khách hàng có thói quen dùng các loại nhớt đặc như nhớt đơn cấp SAE 50 hoặc đơn cấp SAEW 20W-50 với quan niệm nhớt càng đặc thì càng tốt. Hiện tại công nghệ dầu nhớt phát triển nên quan niệm này đang thay đổi. Nhờ có các loại phụ gia dầu có độ nhớt thấp như SAE 40 ; 15W-40 hay 10W-30 vừa bôi trơn và bảo vệ tốt động vừa mang lại những lợi ích khác như giảm tổn thất công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành ổn định.  
Do vậy xu hướng hiện nay của các nhà chế tạo là khuyến nghị các loại dầu nhớt động cơ đa cấp và có độ nhớt thấp để sử dụng cho các vùng khí hậu khác nhau kể cả ở những nước có khí hậu nóng như Việt Nam.
Nguyễn Nghĩa

Những điều cần biết khi sử dụng xe số


Xem hình
Để chiếc xe bền lâu, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu, cách tốt nhất hãy luôn chăm sóc chiếc xe của bạn một cách cẩn thận. Hãy tuân thủ quy trình bảo dưỡng và áp dụng đúng những nguyên tắc sau đây:


1. Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xy lanh một cách đầy đủ. Cách tốt nhất, hãy tắt chìa khóa điện và đạp mồi 3 đến 4 lần. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.
2. Đừng vận hành xe số như... xe tay ga!
Thói quen dừng xe khi gặp đèn đỏ không trả về số thấp hay vận hành xe tốc độ thấp ở số cao không chỉ thường thấy ở phụ nữ mà nam giới đôi khi vẫn mắc phải. Trên hệ thống hiển thị tốc độ, đa phần các hãng xe đều chỉ rõ khoảng tốc độ chạy xe cho từng số. Hãy sử dụng số thấp khi vận hành tốc độ thấp và trả về số thấp nhất khi xe bắt đầu vận hành hoặc sau khi phanh. Nhiên liệu sẽ được tiết kiệm và động cơ sẽ bền hơn khi bạn sử dụng số đúng tốc độ.
3. Không ép côn để máy khỏe hơn
Bạn không nên làm điều này nếu không muốn phải thay côn thường xuyên hoặc luôn phải nghe tiếng "hú" khó chịu phát ra từ bộ ly hợp của mình. Thông thường đối với các xe côn tự động hoặc côn tay, bộ ly hợp được sử dụng vào mục đích cho xe chuyển tốc độ theo từng bước số. Việc giữ chân, tay để thực hiện thao tác ép côn rồi thả mạnh đột ngột nhằm tăng tốc cho xe hay thực hiện những pha "bốc đầu" sẽ khiến cho hệ thống ly hợp phải hoạt động với cường độ mạnh dẫn đến việc giảm tuổi thọ ly hợp.
4. Đừng chỉ dùng một phanh!
Tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước sau để đảm bảo an toàn. Không thiếu những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi xe gặp trường hợp nguy cấp mà chỉ sử dụng một phanh trước/sau. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước và ngã rất dễ xảy ra. Chướng ngại vật đối diện có thể may mắn thoát nạn nhưng bạn và chiếc xe sẽ gặp nguy hiểm vì kiểu phanh bằng "cả người và xe" này. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt và bắn ra xa. Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.
5. Đừng để công tơ mét làm đồ "trang trí"!
Sau một thời gian sử dụng, dây công tơ mét bị đứt gãy và rất nhiều người bỏ qua chi tiết này mà tiếp tục sử dụng xe. Thậm chí ngay cả khi còn chạy tốt, thói quen nhìn công tơ mét khi vận hành cũng là điều mà nhiều người bỏ qua. Nhiệm vụ chính của công tơ mét ngoài việc hiển thị và cảnh báo tốc độ cho người điều khiển, nó còn có chức năng thông báo ngưỡng chuyển số, tốc độ tối đa, vòng tua máy tối đa cho phép giúp người vận hành điều khiển xe được an toàn hơn. Ngoài ra, khi đi ra đường quốc lộ hoặc đi vào những nơi có hạn chế tốc độ, nó cũng khiến chủ xe "tiết kiệm" được cả tiền…phạt và thời gian. Hơn nữa, việc tạo thói quen nhìn công tơ mét sẽ giúp bạn xác định được mức tiêu hao nhiên liệu cũng như biết được thời điểm cần thay dầu và bảo dưỡng cho xe - nên ghi lại số km đã chạy khi thay dầu.
6. Đừng xem thường đèn tín hiệu bị cháy!
Chỉ cần một chiếc đèn hậu bị cháy, chiếc xe của bạn sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người điều khiển đằng sau bạn. Kế tiếp là khi đi xe vào ban đêm, điện năng sinh ra luôn đáp ứng đủ mọi năng lượng điện tiêu thụ trên xe. Việc cháy một bóng đèn hậu sẽ khiến đèn pha phải tiếp nhận dòng điện lớn hơn và dẫn tới việc cháy đèn pha. Hãy luôn chăm sóc cho toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu của xe bằng cách thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu; thay mới khi thấy bóng đèn có hiện tượng sáng yếu hoặc cháy, hỏng. Vệ sinh các nắp chóa đèn cả bên trong và bên ngoài sẽ giúp việc phát quang luôn được đảm bảo.
7. Thay lọc gió, lọc dầu là điều quan trọng
Nếu ví chế hòa khí như "trái tim" của động cơ thì với bầu lọc gió được ví như "lá phổi" của chiếc xe. Một lọc gió bẩn hoặc rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí. Điều này dẫn tới việc chiếc xe sẽ tốn nhiên liệu, khó nổ và không thể đạt được công suất tối đa. Còn đối với lọc dầu, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng "bó" máy.
8. Không hẳn “xe càng ăn ít xăng càng tốt”!
1,8 lít hay 2 lít nhiên liệu cho 100km vận hành là "mơ ước" của chủ nhân những chú "xế yêu", và  tốn ít xăng dường như là mục tiêu hàng đầu khi sử dụng xe của người dân Việt. Sai lầm này bắt nguồn từ những bảng thông số kỹ thuật được các hãng xe bán xe cung cấp với những con số "đáng yêu" và gây ảo tưởng.
Thực tế những thông số kỹ thuật đều được thử nghiệm trong những điều kiện lý tưởng. Mỗi chiếc xe sau một thời gian sử dụng sẽ cần mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, cách tốt nhất để kiểm tra xe mình tốn nhiên liệu hay không là thông qua việc kiểm tra bugi của chiếc xe.
Nếu điểm đánh lửa của Bugi có màu vàng gạch cua, có nghĩa máy “đủ xăng” - xe tiêu thụ nhiên liệu một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nếu như điểm đánh lửa xuất hiện màu đen hoặc bám muội đó là khi chiếc xe đang sử dụng thừa nhiên liệu.
Một mẹo dễ nhất và nhanh nhất để kiểm tra đó là vặn mạnh tay ga và quan sát ống xả, nếu ống xả phụt ra nhiều khói màu đen có nghĩa chiếc xe của bạn đang có triệu chứng "ăn" xăng.
9. Đừng đấu nối thêm các trang thiết bị dùng điện
Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí luôn là sở thích của những tay lái trẻ. Nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy cả xe!
Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.
10. Phụ gia không giúp xe tiết kiệm xăng và phục hồi máy!
Những thiết bị sử dụng nam châm được quảng cáo làm giãn nở cấu trúc tinh thể của xăng mang lại khả năng đốt cháy nhiên liệu tối đa và tiết kiệm nhiên liệu nhưng vô tình lại chính là nguyên nhân gây tắc ống dẫn xăng bởi nam châm này sẽ hút luôn tất cả những mạt sắt nhỏ li ti rơi ra từ vỏ bình xăng.
Còn nhiên liệu phụ gia được quảng cáo với những hạt "nguyên tử" bao phủ và lấp đầy những rãnh nứt trên thành xy lanh phục hồi tối đa sức nén cho buồng đốt động cơ giúp xe mạnh hơn nhưng lại... nhanh phá động cơ hơn. Bởi những hạt "nguyên tử" này không thể "hiểu" được đâu là lỗ thông dầu, gioăng cao su hay những ống cao áp vốn có đường kính rất nhỏ trong động cơ và đâu là bề mặt xi lanh cần lấp phủ. Chính vì vậy khá nhiều chủ xe sau khi sử dụng những công nghệ này đều phải ngậm ngùi mang xe đi... thay động cơ!


Honda Phú Tài

Sửa xe má: Chế hòa khí

Sửa xe máy: Thay lọc gió

Sửa xe máy: TRời mưa--tắt máy

WEBSITES VỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, PHỤ TÙNG THIẾT BỊ XE MÁY.

http://www.kythuatxemay.com/viewproduct/2927_loc-gio-wave-s-110-rs-110-rsx-110.htm http://www.phutungchinhhieu.com/san-pham/194/478/nhong-sen-dia-honda-wave-rs-china.html http://thegioimotors.com/Product/28/Nhong-xich-xe-may.aspx http://autocarvietnam.vn/tin-tuc/525/khi-nao-can-thay-loc-gio-xe-may

Sửa xe: Thay ắc quy cho xe

Hướng dẫn cách kiểm tra xích và tăng xích cho xe máy

Sửa xe: Sên cam

Sửa xe máy: Tháo nòi xe wave

Sửa xe máy: Cách kiểm tra dây curoa và vệ sinh nồi cho xe tay ga

Sửa xe máy: Thay Nhông- Sên- Dĩa copy youtube xem

Sửa xe máy

Sửa xe máy: Thay Bugi

Phượt: thay má phanh đĩa

phượt : kiểm tra xe

WEB SITE PHƯỢT

http://cungphuot.info/kinh-nghiem-di-xe-may-tren-duong-phuot-post5113.cp
http://hieufullface.com/Tin-tuc/Bo-do-nghe-cho-mot-phuot-thu-xe-may-nen-co.html
http://pro-biker.vn/giay-motor

Hướng dẫn vá săm xe máy - Kỹ năng cơ bản khi đi phượt

Hướng dẫn: sửa xe căn bản cho dân phượt.


Bài học này gồm 4 phần theo mức độ từ dễ đến … dễ keke:

* Phần I – Tháo/Lắp bánh trước
* Phần II – Tháo/Lắp bánh sau
* Phần III – Vá xe, thay săm
* Phần IV – Kiểm tra và thay Bugi

Hướng dẫn: sửa xe căn bản cho dân phượt. - 1097

I. THÁO/ LẮP BÁNH TRƯỚC 

1. Dụng cụ: Chòng 19, chòng 17

2. Cách làm:

- Dùng chòng 19 hoặc 17 (tùy xe) để tháo ốc – Các bạn quan sát trục xe sẽ thấy trục bánh trước của xe có 1 thanh xuyên từ bên này sang bên kia, 1 bên là mũ đinh, 1 bên được bắt lại bằng vít, chúng ta sẽ vặn đằng vít nhé.

- Sau khi đã tháo đc cái trục xuyên từ bên này qua bên kia đấy rồi, chúng ta sẽ tách được vành xe (vẫn còn lốp và săm) ra khỏi trục. Nếu vá hoặc thay săm, lốp thì tham khảo tiếp phần III nhóe ;) ). Tuy nhiên trong lúc chúng ta tháo cái trục dài ngoằng đấy sẽ có 1 thứ rơi ra cùng cái bánh đó là 1 cái trục tròn (gọi là trục căn- nó cùng phía với bên bắt vít í), nhớ là có cái đấy để lúc lắp lại thì cho vào, quên là xong đấy ;) )

- Rồi, bây h chúng ta đã tách được hoàn toàn bánh xe ra khỏi khung. Khi thực hành, các bạn sẽ thấy, bánh trước kết nối với khung không chỉ qua cái trục chính như ở trên đã nói, mà còn qua 1 bộ phận, ốp trực vào phần tâm của bánh trước. Trong bộ phận ốp đấy có 2 cái ngạnh (tạo thành 1 đường thẳng), trong phần bánh xe được ốp cũng có 2 cái ngạnh (tạo thành 1 đường thẳng). Khi lắp bánh vào, các bạn lưu ý lắp sao cho 2 đường thẳng đó vuông góc với nhau

- Cuối cùng, lắp lại trục căn, trục chính và bắt vít thật chặt là oki

- Kiểm tra: quay bánh xe, bóp chặt phanh và vặn thật chặt ốc.



II. THÁO/ LẮP BÁNH SAU 

Phức tạp hơn bánh trc 1 tí do có phần phanh và cũng nhiều thứ linh tinh rơi ra hơn ;) )

1. Dụng cụ: Chòng 14 – 17, cờ lê 12, 17, 19

2. Cách làm

- Lấy chòng 14 -17 tháo phanh

- Lấy cờ lê 12 vặn chốt ( nối bat may ơ ) ~> 1 chốt, 1 long đen

- Thao tác 2 bên nhé: bên phải dùng cờ lê 19 giữ chặt, bên trái lấy chòng 14-17 tháo vít ra.

- Bây h chúng ta có thể rút đc trục bánh sau ra rùi (lưu ý: không được rút hết, chỉ rút ít thoai).

- Như vậy là 1 bên bánh xe vẫn dính ở trục, 1 bên thì free đúng không. Mình sẽ thao tác: vá xe, thay săm ở bên free đó (vá xe, thay săm tham khảo phần III nhé).

- Sau khi đã thay xong, chúng ta lắp lại các bộ phận theo nguyên tắc tháo sau lắp trước.

- Bánh sau cũng sẽ có 1 cái trục căn như bánh trước, các bạn cho trục căn vào rồi đẩy trục chính sang, 1 số xe có bộ phận tăng xích, các bạn nhớ lắp ốp nó vào nhé.

- Oki, bây h chúng ta vặn ốc trục chính, vặn hờ thôi nhé.

- Giữ bat may ơ và luồn ốc vào, lắp miếng cao su, tra long đen rồi vặn ốc thật chặt

- Vặn phanh: vừa vặn vừa thử độ phanh chân, lưu ý là cái ốc vặn phanh nó ko bao h chặt nhé, đừng có cố vặn chặt nó ;) )

- Cuối cùng là siết chặt ốc trục.

III. VÁ XE, THAY SĂM 

1. Dụng cụ: bộ móc lốp, kim để xì hơi bánh xe, kìm, giấy ráp, keo, miếng vá, búa

2. Cách làm:

- Tháo săm ra nhé ( dùng móc lốp)

- Để biết nó thủng chỗ nào thì bơm săm lên rồi nhúng vào nước nhé, chỗ nào sủi bọt là chỗ đấy cần vá

- Okie, đã xác định xong chỗ cần vá ~> lấy kim xì hơi xăm xe

- Dùng giấy ráp đánh cái chỗ đấy, đánh để phần đấy đen sì, hết bụi bẩn. Một số loại săm có đường gân ở giữa, đánh chìm luôn đường đấy nhé

- Bóp 1 ít keo ra, dùng tay dàn đều keo vùng cần vá

- Bóc miếng vá, đợi keo khô (thổi nhé ;) ) ) ~> dán miếng vá vào, lấy 2 ngón tay vuốt đều

- Dùng búa đập cho chắc, lấy ta vê cho miếng vá mềm.

- Xong, nhét lại săm vào lốp. Nhét van săm vào lỗ van ở vành trước. Khi nhét hết săm, ta dùng móc lốp gài lốp vào vành xe. Phải cẩn thận, nếu không rất có thể móc lốp sẽ làm rách săm thì hay ;) )

- Lắp vít van săm vào và bơm bơm bơm

- Lưu ý: 

+ Trước khi cho săm vào, các bạn kiểm tra lốp bằng cách rờ tay vào trong lòng lốp, xem có dị vật gì không, lấy ra hết, nếu có đinh hoặc gạch cắm vào lốp, các bạn dùng kìm gỡ nó ra nhé, không thì thay 100 cái săm cũng ko lại ;) )

+ Khi móc đến đoạn cuối của lốp sẽ khó khăn hơn, 1 mẹo nhỏ là các bạn dùng tay bóp phần lốp đã cài trước đó, việc này sẽ làm cho những cái móc lốp cuối cùng của chúng ta nhẹ nhàng hơn ;) )

+ Van săm sẽ có 3 cái ốc, 1 cái ở trong vành và 2 cái ở ngoài vành, nhớ lắp cho đúng nhóe

+ Đối với săm mới, cái ốc ở trong vành sẽ lỏng lỏng, các bạn nhớ vặn chặt nó trước khi nhét em săm vào trong anh chị vành và lốp nhé.

+ 1 cách thử xem van có vấn đề gì hem là: lấy 1 tí nước bọt (hơi bẩn 1 tí nhưng mà luôn luôn sẵn có) bôi vào van, nếu van tốt thì ko có hiện tượng gì, còn nếu thấy có nổi bóng thì là van đang having big problem nha.

>> Dễ phải hem nào (ngày xưa mỗi lần đi sửa xe đạp toàn ngồi hóng, chắc cũng dễ hình dung phải hem :D )

IV. KIỂM TRA/ THAY BUGI 

Lưu ý (TO ĐÙNG): 

- Có thể ta gặp sự cố với bugi khi đang đi đường, khi động cơ đang RẤT NÓNG, nhất là phần chứa bugi và vùng lân cận nó,

- Bugi chính là bộ phận phát điện cho động cơ nữa, ĐIỆN MẠNH đới, tương đương điện cao thế chứ chả vừa K thế nên là đề nghị các đồng chí hết sức bình tĩnh, cẩn thận nhé J

- Khi xe ko nổ máy đc là lúc bạn nên dừng lại kiểm tra bugi của mình (loại trừ trường hợp do … hết xăng hoặc khóa xăng nhé) >> TẮT MÁY

1. Dụng cụ: Dụng cụ tháo bugi, tuốc nơ vit

2. Cách làm

- Bugi là cái có màu trăng trắng, nằm ở cái vùng rất nhạy cảm và khó tìm – gầm xe, giữa 2 yếm trước.

- Tháo bugi để kiểm tra: Rút tẩu ra khỏi bugi (tẩu là cái phần cục đen đen nối trực tiếp với bugi, có hình dạng giống cái tẩu í ;) ) sr, văn tả đồ vật của em nó chỉ đến đc dư lày thôi.

- Rút tẩu ra khỏi phần dây đen đen (gọi là dây mô bin) . Thử điện ở đoạn dây này bằng cách cầm cách đầu mút của dây 4 -5 cm, sau đó đề máy lên thử. Đưa đầu mút dây vào gần bộ phận nào bằng kim loại, nếu thấy nó phát tia lửa điện nhỏ nhỏ là oki. Kiểm tra cái này rất nguy hiểm, vì khi đề máy, cái dây này nó như là 1 dây điện 220V ở nhà mềnh í, ko cẩn thận là toi, nên nhớ là cầm cách đầu mút 4-5 cm nhé, ko thì điện nó hút bạn đấy, điện cũng có lực hấp dẫn đấy ;) )

- Cứ giả sử cái dây đây ko lèm seo nhé, bi h chúng ta kiểm tra bugi: 1 số xe thì tháo ra rất dễ, 1 số xe tháo hơi khó thì các bạn dùng tuốc nơ vít tháo 1 con ốc ở yếm ra nhé. Sau đó, dùng dụng cụ tháo bugi và tuốc nơ vít để tháo bugi ra (làm mọi cái này trong tình trạng tắt máy xe nhá).

- Bi h chúng ta sẽ thử bugi: lắp tẩu, dây mô bin và bugi thật chặt, nhét đầu trắng của bugi vào tẩu đến lúc nào ko nhét đc nữa thì thôi. Thử cái này cũng tương tự, cầm xa xa 1 tí nhé, sau đó cũng đề máy và tì bugi vào sắt (vừa nãy là để gần, bi h là tì vào nhé, tức là cho tiếp xúc luôn với sắt í). Nếu có tia lửa chứng tỏ bugi của bạn còn ngon chán, tắt máy đi, lau sạch bugi và lắp lại là lại có thể lên đường. Nếu ko thấy tia lửa thì thay em bugi mới, nhớ tắt máy trc khi thay đấy ;)

- Lau xong hoặc thay xong, lắp lại bugi, lưu ý, cắm đầu có ren vào trước, dùng dụng cụ tháo bugi để lắp lại như cũ.

KẾT LUẬN: nói chung là ko khó chút nào, ae lưu ý để có chuyến phượt thành công tốt đẹp nhé! 

PHƯỢT:Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có


Lão Lang Băm xin chia sẽ với các anh chị và các bạn bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có 
Phượt là một từ tiếng lóng du nhập vào Việt Nam tương đối lâu nhưng không ai có thể giải thích chính xác phượt là gì? vì sao lại gọi là phượt và bắt nguồn từ đâu? Nhưng với những người đi và đam mê phượt thì phượt là một khái niệm đơn giản, đi, đến và cảm nhận, trong phượt cũng có nhiều cách để đi như công tác, đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè, lao núi, vào rừng... Thế nhưng để có một chuyến đi phượt đầy ý nghĩa và đạt được sự an toàn tốt nhất thì ít ai trong số các phượt thủ làm được dù rất đơn giản. Trong bài lần này Lão Lang Băm xin chia sẽ với các bạn về bộ trang thiết bị bảo hộ khi phượt bằng xe máy. Lão sẽ viết theo thứ tự mức độ quan trọng của trang thiết bị đối với một phượt thủ.

:

Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có


Mũ bảo hiểm fullface an toàn hơn cho bạn

Nhiệm vụ của mũ bảo hiểm thì các bạn cũng biết rõ rồi, nó cực kỳ quan trọng cho các bạn khi tham gia giao thông. Các bạn đừng vội chê nó nặng nhé, cứ đội bạn sẽ dần cảm thấy quen ngay thôi vì phần đầu là phần dễ chần thương nhất và để lại hậu quả lớn nhất. Mũ bảo hiểm thì có nhiều loại nhưng lão khuyên các bạn nên dùng mũ full face vì các lý do sau đây: khi các bạn đội mũ fullface trong trời nắng sẽ giảm được các tia tử ngoại và ánh sáng chiếu thẳng vào mắt, nhiệt độ khi bạn chạy xe dưới trời nắng khá cao sẽ ảnh hưởng đến da, khi đi qua đoàn đường bụi kính của nón sẽ cản bụi, khi bạn chạy trên cung đường ven biển với rất nhiều gió và cát thì mũ có tác dụng chắn gió rất tốt...Một lý do quan trong hơn cả mà Lão tin chắc rằng không ai muốn là xãy ra sự tai nạn. Mũ fullface được thiết kế kín đầu nên chịu lực va đập mạnh rất tốt.

Khăn phượt đa năng.

Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có


Đây là một loại khăn không còn lạ trong số các bạn đi phượt nhưng cũng không phải ai cũng đã từng dùng qua và nhận ra sự hiệu quả của khăn. Cấu tạo của khăn khá đơn giản gồm đoạn thun liền dạng ống, co giản tốt và thấm hút mồ hôi nhanh, khăn có thể dùng nhiều công dụng như làm khăn che nắng, khăn quấn cổ khi đi trời lạnh, băng đô cài tóc cho các bạn nữ. Đặc biệt khăn còn có thể cuốn lên làm khăn trùm kín đầu để đội mũ bảo hiểm fullface rất tiện, phần trước khăn bạn có thể kéo lên thành khẩu trang che bụi....

Áo khoác bảo hộ.






Hiện nay có rất nhiều loại áo khoác bảo hộ cho người lái xe máy, một cái áo gió bán 50.000 đồng ở chợ mặc vào cũng có thể chạy được ngon lành, một cái áo giá 10 triệu bán bên nước ngoài mặc vào cũng chỉ để chạy xe. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chổ bạn chay loại xe gì tốc độ ra sao để chọn áo cho phù hợp, theo lão các bạn nên chọn áo khoác chuyên dùng chạy xe là tốt nhất vì các áo thường có cấu tạo sợi vải không bền dễ rách dẫn đến chấn thương khi có va chạm. Áo bảo hộ phải là loại chống được nước khi để khi di chuyển trong thời tiết sương mù hoặc mưa nhỏ không làm bạn bị ướt. Khi lựa áo nên chọn loại có 2 lớp và có thể tháo rời tuy vào thời tiết để tiện mang theo khi cần.

Găng tay lái xe:

Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có



Thông thường các bạn sẽ băn khoăn là nên chọn loại găng tay kín ngón hay lòi ngón tay. Theo ý của lão thì loại nào cũng tốt nếu đáp ứng đủ các yếu tố sau: Vải dùng may găng tay phải là loại dày, mềm và đàn hồi tốt, lòng bàn tay phải có các hạt nhựa mềm để tăng ma sát với tay lái, phần giáp cổ tay phải có tấm nhựa chắn đề phòng khi ngã bàn tay trượt trên mặt đường sẽ không bị thương. Mặt trên của găng tay phải có các gù nhựa cứng để bảo vệ mu bàn tay.

Giày bảo hộ.

Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có



Tuỳ vào chuyến đi phượt của bạn là rừng núi hay biển mà chọn loại giày cho phù hợp, ở bài viết này lão chỉ viết về một loại giày dành cho bạn di chuyển bằng xe máy. Loại giày nên dùng khi di chuyển nên có cổ cao thường được gọi là giày lính hay bốt cổ cao. Nên chọn giày có chất liệu bằng da mềm giúp linh hoạt khi di chuyển, cổ cao giúp không bị bắn nước ướt chân khi chạy xe trong trời mưa, giày cổ cao sẽ không thấm nước khi di chuyển trong địa hình ẩm ướt. Đế giày có nhiều gai lớn chống trượt. Ngoài ra giày cổ cao còn mang lại cho bạn một dáng người mạnh mẽ đầy cá tính trong những chuyến đi phượt.

Đồ nghề sửa xe.

Bộ đồ nghề cho một phượt thủ xe máy nên có



Một thứ mà chắc chắn bạn không thể quên khi đi phượt bằng xe máy là bộ đồ nghề sửa xe. Bộ đồ nghề mang theo bạn cần trang bị những thứ như: Bơm, xăm xe, đồ cạy lốp, keo vá xăm, miếng dán tốc hành, các loại cà lê, tua vít và kìm... Nếu bạn chạy xe không ruột thì nên trang bị cho mình một bộ đồ nghế vá xe không ruột nhé!

Chúc các bạn có những chuyến đi phượt thành công và nhiều trải nghiệm...